Nhắc đến trẻ sơ sinh chúng ta thường nghĩ tới những chiếc tã bẩn? Điều này đúng. Những đêm không ngủ? Tất nhiên rồi. Nhưng bạn chưa bao giờ nghĩ đến một đứa bé có làn da nhăn nheo hay một chiếc đầu nhọn. Và bạn hoảng sợ. Hãy để chúng ta nói với bạn những đặc điểm của trẻ sơ sinh mà ít ai nhắc tới nhé.
Bạn đưa con yêu của mình về nhà và khi nhìn vào khuôn mặt của đứa bé. Ôi sao đầu em bé lại như hình nón nhỏ, sao da của con mình lại khô vậy, và tại sao lúc nào trẻ cũng đòi ăn? Nhưng rồi những lo lắng của bạn sẽ đi qua nếu bạn hiểu rõ hơn về trẻ sơ sinh.
1. Đầu của trẻ thật lạ
Chẳng phải riêng bạn, tất cả chúng ta khi chưa sinh con đều hình dung ra một em bé xinh đẹp, hồng hào và tròn trịa đáng yêu. Nhưng thực tế không như vậy, đầu của trẻ sẽ có hình nón bởi trẻ mất nhiều giờ để chèn ép vào xương chậu của bạn. Các lỗ hở ở trong hộp sọ gọi là thóp để giúp trẻ có thể chui ra dễ dàng. Và chính điều này giúp bảo vệ xương sọ của trẻ khi được sinh ra theo đường âm đạo.
Ngoài chiếc đầu hình nón, mũi của trẻ có thể hơi bẹp, mắt thì sưng tấy và có thể trên mặt trẻ xuất hiện những vết bầm nhỏ. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, dần dần em bé của bạn sẽ đẹp hơn và sớm trở thành một thiên thần mà bạn mong muốn.
2. Trẻ rất hay giật mình
Bởi vì trẻ được nằm cuộn tròn và chặt trong túi ối trên trong tử cung ấm cúng và vừa vặn nên khi ra ngoài không gian, trẻ có thể di chuyển chân tay một cách thoải mái mà không bị hạn chế. Và lúc này trẻ chưa thể tìm ra cách để kiểm soát cơ thể mình. Vì vậy chỉ một hành động nhẹ nhàng cũng làm cho người trẻ rung lên.
Khi trẻ cảm nhận được mình đang bị giật mình, lúc này trẻ đột ngột đưa tay ra, mở bàn tay, rụt đầu lại và sau đó nhanh chóng thu cánh tay lại. Trẻ sẽ hết giật mình sau 3 tháng. Trong những tháng đầu đời, hệ thần kinh của trẻ đang phát triển khiến các xung điện mạnh hơn mức cần thiết làm cho cằm và chân trẻ có thể run.
3. Bé trai có tinh hoàn khá to
Tinh hoàn của trẻ to chính bởi áp lực tác động lên trẻ trong khi sinh cũng như do chất lỏng mắc kẹt trong mô. Ngoài ra, trẻ mới sinh vẫn bị ảnh hưởng bởi tiết tố của mẹ khiến các bé trai bị sưng tinh hoàn, bé gái bị sưng môi âm hộ. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày hiện tượng này sẽ hết.
4. Trẻ luôn đói
Một đặc điểm nữa của trẻ sơ sinh khiến bạn ngạc nhiên đó là bạn cảm thấy như trẻ lúc nào cũng đói, bạn phải cho trẻ ăn liên tục suốt ngày suốt đêm. Nhưng chính nhu cầu bú của trẻ là cách tự nhiên giúp tăng lượng sữa của mẹ và để đáp ứng sự thèm ăn ngày càng tăng của trẻ. Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và được hấp thụ hoàn toàn hơn sữa công thức nên trẻ bú mẹ cũng sẽ đói nhanh hơn.
Tất nhiên không phải trẻ cứ khóc là đói, có thể trẻ muốn những cái ôm, hoặc do trẻ lạnh, trẻ nóng hoặc tã bẩn. Tuy nhiên chỉ sau 4 – 6 tuần tuổi, bạn sẽ nhận biết đúng tín hiệu và biết khi nào trẻ đói.
5. Tay chân trẻ lạnh
Bạn có thể nhận thấy tay chân trẻ lạnh hơn bình thường bởi vì hệ thống tuần hoàn của trẻ chưa hoàn thiện và máu được cung cấp nhiều hơn đến các cơ quan cần thiết khác trong cơ thể. Bàn tay và bàn chân là bộ phận cuối cùng được cung cấp máu tới. Sẽ mất ít nhất 3 tháng để hệ tuần hoàn của trẻ phát triển hoàn thiện và thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên, các ngón tay và chân của trẻ sẽ vẫn nhợt nhạt hơn và chúng sẽ trở nên hồng hào ấm áp khi trẻ hoạt động nhiều hơn, năng động hơn.
Trước khi bạn bật điều hòa hay quạt cho trẻ, bạn cần quan sát các bộ phận trên cơ thể trẻ, đặc biệt là phần thân để xem trẻ đang ấm hay đang lạnh. Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe của trẻ.
6. Trẻ có máu trong tã
Đôi khi các bé gái có chút máu ở âm đạo là bởi chính hormon của mẹ đã gây sưng tinh hoàn và môi âm hộ. Vậy nên nếu trong tuần đầu tiên trẻ có chút máu trong tã thì mẹ cũng đừng lo lắng. Đôi khi những gì bạn trông giống máu lại có thể chỉ là nước tiểu cô đặc sẫm màu. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ra máu đỏ tươi thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ.
7. Trẻ bị nổi mụn nước ở môi.
Một đặc điểm ở trẻ sơ sinh mà bạn có thể ngạc nhiên nữa là những nốt phồng rộp như mụn nước ở môi trẻ. Đây chính là kết quả của việc bú mạnh bình sữa hoặc bú mẹ. Trong một số trường hợp, mụn nước này có thể do trẻ mút ngón tay khi còn trong bụng mẹ. Điều này không khiến trẻ khó chịu, thậm chí còn giúp lớp da ở môi cứng hơn và dễ dàng giữ được núm vú. Vết phồng rộp này có thể xuất hiện và biến mất liên tục.
8. Phân của trẻ lỏng
Nếu bạn đã từng nghe cụm từ “phân hoa cà hoa cải” thì chính xác đó là tình trạng phân trong tháng đầu tiên khi trẻ bú sữa mẹ. Nó sẽ có màu vàng mù tạt, lỏng, không có hình dạng. Những trẻ bú sữa công thức thường phân sẽ rắn hơn. Trong giai đoạn này, trẻ thường đi tiêu ngày 7-10 lần là chúng hoàn toàn bình thường, miễn sao trẻ tăng cân bình thường.
Trẻ bú mẹ thường sẽ ị sau mỗi lần bú, nó được gọi là phản xạ đau bụng. Nghĩa là khi nào có sữa đi vào dạ dày thì một thứ gì đó sẽ chảy ra ở hậu môn.
9. Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều
Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều nhưng bạn đừng nghĩ trẻ bị ốm. Đây là đặc điểm thú vị của trẻ sơ sinh. Đó là cách trẻ làm sạch đường hô hấp và cũng là phản xạ khi trẻ bị nghẹt mũi bởi các hạt trong không khí. Hắt hơi giúp mở lỗ mũi tạm thời đã đóng. Điều này thường xảy ra khi trẻ bú bị ép sát vào mẹ, mũi có thể bị bẹp hoặc bị bịt lại và hắt hơi sẽ giúp mở mũi trở lại.
10. Da trẻ bị bong tróc
Làn da của trẻ khi ở trong bụng mẹ được bảo vệ bởi một lớp phủ màu trắng gọi là vernix. Tuy nhiên, lớp bảo vệ độc đáo này sẽ mất dần đi khi tiếp xúc với không khí khiến da của trẻ khô và bắt đầu bong tróc. Nơi bạn nhận thấy rõ nhất chính là sự bong tróc ở bàn tay và bàn chân. Bạn nhớ đừng bóc những lớp da này mà hãy để chúng bong ra một cách tự nhiên trong vòng một đến hai tuần.
Để bảo vệ da trẻ mỏng manh, nhạy cảm, bạn không nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm có chứa xà phòng và hương thơm hóa học. Nước tắm thảo dược trẻ em là sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ bỉm sữa hiện đại. Không cần phải đun nấu nước lá một cách lích kích, cũng không gây hại da trẻ, nước tắm thảo dược dịu nhẹ vẫn làm sạch da trẻ, dưỡng ẩm sâu và bảo vệ da trẻ khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm.
11. Trẻ thở rất lạ
Đặc điểm nữa của trẻ sơ sinh khiến bạn phải lo lắng chính là nhịp thở của trẻ. Trẻ thở không đều bởi trẻ sơ sinh thường tạm dừng thở một chút và sau đó tiếp tục giai đoạn thở nhanh. Thỉnh thoảng việc bỏ qua một nhịp thở là một phần phát triển của cơ hoành và hệ thần kinh. Thời gian tạm ngừng thở có thể lên đến 20 giây và đến khoảng 6 tuần tuổi bé sẽ thở đều đặn hơn.
Tất nhiên bạn cũng nên cảnh giác về hội chứng tử vong khi ngủ của trẻ sơ sinh. Hãy đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ và bỏ tất cả đồ chơi của trẻ ra khỏi nôi. Đừng bao giờ hút thuốc trong phòng ngủ của trẻ. Nếu trẻ ngừng thở lâu hơn 20 giây hoặc da trẻ chuyển sang màu xanh, cơ thể trẻ mềm nhũn thì bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
12. Tiếng khóc của trẻ giống nhau
Có thể ban đầu bạn cảm thấy tiếng khóc của trẻ rất khó có thể phân biệt được, bạn không biết con mình đang đói, đang mệt hay cần thay tã. Nhưng dần theo thời gian bạn sẽ phân biệt được tiếng khóc của trẻ. Khi trẻ đau trẻ sẽ tạo ra tiếng khóc gây chói tai, và đó chỉ là tiếng rên nhỏ khi trẻ hơi mệt. Tiếng khóc khi đói thường ở mức độ trung bình, tuy nhiên có một số trẻ khóc to hơn bình thường bởi chúng muốn được cho ăn ngay lập tức. Và tất nhiên có những lúc đứa trẻ của bạn khóc không vì một lý do nào hết.
Xem thêm: Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh