Có lẽ trước đây bạn không mấy để ý đến độ ẩm không khí bởi ngoài việc mọi thứ ướt át thì chẳng có gì ảnh hưởng đến bạn. Nhưng khi bạn có con sẽ làm thay đổi mọi thứ trong cuộc sống. Bạn dần nhận ra sự tồn tại một số thứ sẽ gây hại cho cục cưng bé bỏng của bạn. Bạn lo lắng với những vật dụng có cạnh sắc nhọn, những chậu nước nhỏ bé, những chiếc thảm di động, những món đồ chơi rẻ tiền…và cả nhiệt độ, độ ẩm không khí. Hãy cùng chúng tôi khám phá ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới sức khỏe của bé nhé:
Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như thế nào
Là người lớn, bạn đã quá quen với thời tiết, không khí khi độ ẩm quá cao hoặc quá thấp. Nhưng với một em bé sơ sinh thì điều này không mấy dễ chịu. Có thể bạn chỉ cảm thấy không thoải mái một chút, nhưng với bé, chỉ một chút khó chịu trong cơ thể cũng phản ánh sức khỏe của bé không tốt.
Ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí
Nguyên nhân việc trẻ quá ấm hoặc quá lạnh đều do bị nhiễm trùng hoặc mắc một căn bệnh nào đó. Đó là lý do bạn cần giữ cho không gian của mình có nhiệt độ từ 22-28 độ C. Nếu nhiệt độ này khiến bạn thoải mái thì em bé cũng sẽ hài lòng và khỏe mạnh.
Còn với độ ẩm thì sao? Độ ẩm làm ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. Khi độ ẩm cao thì nhiệt độ cao hơn, không khí ấm hơn bình thường và khi độ ẩm thấp có thể khiến bạn và bé cảm thấy lạnh hơn.
Ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà
Khi độ ẩm không khí thấp
Khi độ ẩm thấp sẽ làm cho không khí khô hơn và gây ra nhiều tác động đến sức khỏe đường hô hấp của bé. Vì trẻ sơ sinh thường dễ bị ngạt mũi, viêm mũi nên khi không khí khô sẽ làm bé thấy ngứa mũi và khó chịu, hắt hơi liên tục. Không khí khô cũng khiến cổ họng trẻ bị khô dẫn tới ho nhiều hơn. Độ ẩm thấp cũng ảnh hưởng khá lớn đến làn da bé thậm chí gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé do không khí khô làm da bé mất nước trầm trọng. Điều này khiến bệnh chàm của bé càng trở nên trầm trọng. Đa phần các bé sẽ bị khô da, môi nứt nẻ và má ửng hồng mỗi khi thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp.
Để giữ sức khỏe cho trẻ cũng như bảo vệ làn da trẻ không bị khô nứt khi độ ẩm thấp, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm pha với nước tắm thảo dược trẻ em để giữ cho da bé luôn mềm mại. Các thành phần hóa học tổng hợp trong sữa tắm thông thường có thể sẽ khiến da bé khô và kích ứng hơn khi thời tiết khô hanh. Nước tắm thảo dược trẻ em chứa các loại dược liệu và tinh dầu tự nhiên sẽ giúp giữ ấm cho da bé, giúp phòng ngừa các bệnh về hô hấp.
Xem thêm: Top 5 nhãn nước tắm thảo dược tốt nhất hiện nay
Khi độ ẩm không khí cao
Độ ẩm cao khiến không khí trở nên ẩm ướt và kích thích sự phát triển của các chất gây dị ứng, đặc biệt là nấm mốc. Điều này gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe khác cho trẻ như: viêm mũi dị ứng, rôm sảy, mụn nhọt, hăm tã, phát an do dị ứng phấn hoa và nấm mốc.
Khi độ ẩm không khí cao làm cho môi trường trở nên nồm ẩm, ướt át và mất vệ sinh. Để bảo vệ sức khỏe bé, điều quan trọng là mẹ cần giữ sạch sẽ không gian quanh bé, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để tránh sự phát triển của nấm mốc. Bạn có thể cân nhắc sử dụng máy hút ẩm để nhà cửa luôn khô thoáng. Mẹ cũng đừng quên tắm cho bé hàng ngày với nước tắm thảo dược để giúp làm sạch mồ hôi, bã nhờn trên cơ thể bé cũng như phòng tránh sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Độ ẩm như nào sẽ tốt cho trẻ sơ sinh
Độ ẩm thấp quá hay cao quá đều không tốt cho sức khỏe của bé. Vậy bạn nên giữ độ ẩm ở mức nào? Theo các bác sĩ, độ ẩm tương đối cho trẻ khỏe mạnh và thoải mái dao động từ 50-60%. Giữ độ ẩm trên 50% sẽ giúp giảm cơ hội phát triển của chất gây dị ứng và hạn chế nguy cơ trẻ bị phát ban hoặc viêm mũi dị ứng.
Việc duy trì độ ẩm quy định cũng giúp nhiệt độ vừa phải, không nóng quá hoặc lạnh quá, đảm bảo bé luôn cảm thấy dễ chịu. Nếu bé đổ mồ hôi hoặc có rôm sảy chứng tỏ bé nóng và độ ẩm đang cao hơn mức cho phép, còn nếu bé lạnh thì chứng tỏ độ ẩm thấp dưới mức quy định.