Sau khi người mẹ hạ sinh em bé, sức khỏe của mẹ và bé đều yếu và cần được chăm sóc kịp thời. Chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé không đơn giản nhưng cũng bạn cũng không cảm thấy sợ hãi khi mình hoặc người thân sắp tới ngày sinh nở.
Chăm sóc trẻ sau sinh
Chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé là hai việc làm riêng biệt, tách rời. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu trước về cách chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh. Dù bạn hay người thân của bạn sinh con thì người mẹ cũng cần hiểu rõ sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Chính vì thế mẹ sau sinh cần cố gắng cho con bú để bé có thể tận hưởng những lợi ích từ sữa mẹ cũng như được mẹ giữ ấm. Việc cho con bú cũng sẽ giúp gắn kết tình mẫu tử. Chính vì thế chúng tôi khuyến khích mẹ sau sinh cho trẻ bú bao lâu tùy thích.
Trong vài tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh thường có một chút chất nhầy màu vàng nhạt từ trong mắt chảy ra. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch với nước sạch để lau cho bé. Nếu mặt trẻ không đỡ, trái lại xuất hiện nhiều mủ thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ.
Nếu người mẹ bị viêm gan B thì trẻ cần được tiêm phòng ngay sau sinh, hoặc uống thuốc dự phòng HIV trong trường hợp mẹ mẹ mắc bệnh.
Một số trường hợp nguy hiểm của trẻ sơ sinh
Trẻ sinh non quá hoặc thiếu cân
Trẻ sinh trước 32 tuần (8 tháng) được gọi là sinh quá sớm. Và trẻ nặng dưới 2,5kg được gọi là trẻ quá nhỏ. Và những trẻ trong trường hợp sinh sớm và nhẹ cân này cần được chăm sóc sau sinh đặc biệt. Thông thường trẻ sẽ được nuôi trong lồng kính tại bệnh viện cho đến khi sức khỏe ổn định rồi mới được trả về với mẹ. Tuy nhiên, trước khi vào phòng chăm sóc đặc biệt, trẻ sẽ được xử lý như sau:
- Sau khi trẻ ra đời, y tá sẽ lau khô trẻ bằng khăn sạch và ấm.
- Trẻ không mặc quần áo được mẹ ôm vào trước ngực và được che phủ bằng nhiều tấm vải ấm để đảm bảo không bị lạnh.
- Trẻ được bú mẹ ít nhất 2 giờ một lần.
- Trong hai ngày đầu, hộ lý tại bệnh viện sẽ không tắm cho trẻ sinh non hoặc thiếu cân để giữ cơ thể trẻ ấm áp.
Trẻ không thở
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu tự thở trong vòng 2 – 3 phút sau khi được tách ra khỏi thành tử cung. Và nếu lúc này trẻ không thở bình thường thì có thể não của trẻ bị tổn thương hoặc trẻ đã tử vong. Trong trường hợp này bác sĩ cần can thiệp kịp thời bằng cách:
- Làm sạch miệng và mũi của trẻ, đồng thời xoa mạnh vào lưng và bàn chân của trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa thở, bác sĩ sẽ can thiệp bằng máy móc để giúp cung cấp oxy cho trẻ.
- Ngày nay đa phần phụ nữ sinh con tại bệnh viện hoặc trạm xá nên việc sơ cứu tại nhà thường không diễn ra, tuy nhiên nếu bạn sinh con tại nhà và trẻ chưa thở, bạn có thể hô hấp nhân tạo cho trẻ. Tuy nhiên, đừng thổi quá mạnh vào miệng trẻ bởi phổi của trẻ còn rất mỏng.
Chăm sóc dây rốn cho trẻ
Trong mọi hoàn cảnh, việc giữ cho cuống rốn khô ráo và sạch sẽ là điều cần thiết để tránh trẻ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tốt nhất bạn chưa nên tắm cho trẻ trước khi rụng rốn. Bạn chỉ cần sử dụng nước tắm thảo dược pha với nước ấm và lau người cho bé bằng khăn mềm hoặc sử dụng sữa tắm khô để vệ sinh cơ thể trẻ. Sau mỗi lần thay tã bỉm, bạn có thể chấm bằng betadine và dùng gạc để băng lại. Trong tuần đầu tiên, cuống rốn sẽ chuyển sang màu đen và rụng.
Nếu cuống rốn của trẻ xuất hiện mủ hoặc vết đỏ ở xung quanh, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng và cần được bác sĩ thăm khám.
Vấn đề uốn ván ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh ngày nay được tiêm phòng uốn ván đầy đủ, tuy nhiên nếu bé nhà bạn chưa tiêm vaccine, bạn cần chú ý dấu hiệu quả uốn ván:
- Trẻ sốt.
- Trẻ không thể bú mẹ.
- Trẻ khóc mọi lúc.
- Trẻ thở nhanh.
- Cơ thể trẻ trở nên cứng.
- Nếu trẻ có triệu chứng của bệnh uốn ván, bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay lập tức để được tiêm phòng.
Bài viết có liên quan: 12 Đặc điểm của trẻ sơ sinh ít ai nhắc tới
Chăm sóc cho mẹ sau sinh
Không chỉ có trẻ sơ sinh, các bà mẹ cũng cần được chăm sóc sau sinh cẩn thận. Chúng ta thường quá chú tâm tới em bé và cũng vì bận rộn với những đòi hỏi của trẻ nên quên mất nhu cầu của mẹ sau sinh. Sau khi sinh con, mẹ sau sinh cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe:
- Phụ nữ sau sinh không nên quan hệ tình dục hay đặt bất kể thứ gì vào âm đạo cho đến khi máu ngừng chảy.
- Sản phụ cần nghỉ ngơi nhiều trong tối thiểu 6 tuần.
- Sản phụ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Không nên ngâm bồn tối thiểu 1 tuần sau sinh. Đối với phụ nữ sinh mổ, cần giữ vết mổ khô ráo bằng cách vệ sinh cơ thể với các sản phẩm sữa tắm khô và dầu gội đầu khô.
- Mẹ sau sinh cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn bình thường và có thể ăn kể thực phẩm gì như: cá, thịt, đậu, ngũ cốc, rau, trái cây để có thể mau lành vết thương, phục hồi cơ thể để chăm sóc em bé thật tốt.
- Sản phụ cần uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn cho con bú.
- Nếu cửa âm đạo bị rách trong quá trình sinh, sản phụ cần giữ vệ sinh thật sạch sẽ.
- Thực hiện các biện pháp phòng tránh thai để có sức khỏe tốt, tránh mang thai quá sớm.
Dấu hiệu hậu sản cần chăm sóc sau sinh
Chảy máu
Sản phụ bị chảy máu sau sinh là do các mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung và sẽ hết dần trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, chảy máu là nguy hiểm trong trường hợp:
- Chảy máu quá nhiều, bạn phải dùng băng vệ sinh dày trong một giờ đầu tiên sau khi sinh.
- Có một dòng máu nhỏ chảy liên tục.
Để xử lý tình trạng chảy máu nhiều bằng cách:
- Xoa mạnh phần đầu tử cung để nó cứng lại và máu ngừng chảy.
- Cho trẻ bú nhiều.
- Nếu máu không ngừng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đưa sản phụ tới bệnh viện để được chăm sóc đúng cách.
Nhiễm trùng tử cung rất nguy hiểm và cần được điều trị ngay lập tức nếu không sẽ dẫn đến vô sinh hoặc tử vong. Một số dấu hiệu nguy hiểm của nhiễm trùng tử cung:
- Mẹ sau sinh bị sốt và cảm thấy ớn lạnh.
- Bụng đau.
- Dịch từ âm đạo có mùi hôi.