Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh và mịn màng với độ mềm mại không gì sánh được. Mặc dù mềm mại và mượt mà, làn da của trẻ sơ sinh cũng cực kỳ nhạy cảm khi chưa từng tiếp xúc với các yếu tố của thế giới bên ngoài. Vậy mùa xuân có mối quan hệ như nào với bệnh chàm ở trẻ sơ sinh?
Mùa xuân là khoảng thời gian rất khó khăn đối với những người bị bệnh chàm nói chung và với trẻ sơ sinh nói riêng. Trẻ sơ sinh thậm chí còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn người lớn do làn da dễ bị tổn thương. Sự thay đổi liên tục về nhiệt độ, không khí khô và phấn hoa đều là những tác nhân gây bệnh chàm. Điều này có thể gây ngứa và kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh bị chàm, độ nhạy cảm này càng tăng cao và cần được chăm sóc cẩn thận.
Có nhiều yếu tố dẫn đến bùng phát bệnh chàm theo mùa, đó có thể là những tác nhân mà trẻ sơ sinh chưa từng tiếp xúc. Ngoài ra, các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bụi bẩn, mạt bụi, nấm mốc hoặc do sự gia tăng nhiệt độ hay các loại vải nilon, chất tẩy rửa có chứa mùi hương nhân tạo đều có thể làm trầm trọng thêm làn da nhạy cảm, yếu đuối của trẻ.
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là gì
Bệnh chàm là một loại viêm da tái phát thường gặp phải ở trẻ sơ sinh từ hai đến sáu tháng tuổi. Bệnh chàm da mang đến cho bé làn da khô và bị viêm, có thể đỏ và cảm giác cực kỳ ngứa.
Trẻ sơ sinh thường mắc chàm sữa hay còn gọi là lác sữa. Tuy nhiên nếu qua 4 tuổi trẻ không khỏi bệnh thì có thể tiến triển thành chàm thể tạng. Đây là bệnh chàm phổ biến nhất. Bé có thể bị tổn thương da tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên bệnh thường bắt đầu từ hai bên má trẻ và sau sẽ lan ra các phần còn lại. Các nếp gấp da như cổ, mặt sau đầu gối, cổ tay mí mắt, bẹn bị kích ứng nhiều hơn bởi khu vực này thường ẩm ướt và không khô thoáng.
Bệnh chàm có thể khiến trẻ đau đớn nhưng nếu mẹ chăm sóc đúng cách sẽ giúp làm dịu da bé, khiến bé cảm thấy thoải mái hơn và hạn chế những đợt bùng phát tiếp theo.
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có di truyền không?
Chàm thuộc nhóm bệnh dị ứng. Và dị ứng là nhóm bệnh có xu hướng di truyền, chẳng hạn như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng và chàm. Chính vì thế bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là do yếu tố di truyền.
Nếu không có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, thì có 10% khả năng con bạn có thể bị bệnh chàm. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm, hen suyễn hoặc sốt cỏ khô, thì nguy cơ này sẽ tăng lên 25%. Còn nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh chàm, hen suyễn hoặc sốt cỏ khô thì khả năng trẻ mắc bệnh chàm tăng lên 50%.
Chàm sữa có vẻ rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng tỷ lệ lớn trẻ không còn bùng phát tình trạng này sau 10 tuổi.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm
Bệnh chàm cũng như một số bệnh dị ứng khác, không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát khó chịu. Điều quan trọng là mẹ cần nhớ một số lưu ý sau:
Nhớ những chất gây kích ứng và dị ứng
Các chất gây kích ứng môi trường phổ biến bao gồm:
• Sữa tắm
• Chất tẩy rửa
• Dầu gội đầu
• Len
• Cỏ, cát
Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm:
• Phấn hoa
• Mạt bụi nhà
• Lông động vật.
Lựa chọn sản phẩm tắm an toàn
Để chăm sóc bé khi bệnh chàm bùng phát, việc lựa chọn các sản phẩm dành cho bé là rất quan trọng. Nhiều sản phẩm làm sạch như sữa tắm, nước giặt có chứa các loại hóa chất tổng hợp có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé và kích hoạt các triệu chứng của bệnh chàm.
Đó là lý do tại sao mẹ cần hết sức cảnh giác với các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da bé và lựa chọn những sản phẩm từ thiên nhiên, được sản xuất chuẩn hóa theo dây chuyền hiện đại, khép kín, đảm bảo chất lượng. Nước tắm thảo dược trẻ em được sự tin tưởng của các mẹ bỉm sữa và dần thay thế các loại sữa tắm truyền thống bởi sự an toàn và tiện lợi.
Đối với trẻ bị chàm, mẹ có thể tìm những nước tắm thảo dược có chứa nano berberin giúp kháng khuẩn, làm lành da bé nhanh chóng và aquaxyl giúp giữ nước, dưỡng ẩm sâu cho da bé tức thì và có tác dụng trong 48h kể từ sau lần đầu sử dụng.
Xem thêm: Top 5 nhãn hàng nước tắm thảo dược tốt nhất hiện nay
Sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ
Trẻ sơ sinh nói chung và trẻ bị chàm nói riêng có làn da vô cùng nhạy cảm. Ngay cả nước giặt quần áo cũng có thể khiến da bé bị kích ứng và ùng phát chàm. Mẹ nên cân nhắc lựa chọn các loại nước giặt tự nhiên dịu nhẹ, không chứa chất tẩy và hương thơm hóa học tổng hợp để bảo vệ làn da bé.
Vệ sinh vùng đóng tã thường xuyên
Hăm tã do da bé tiếp xúc lâu với chất thải cũng là nguyên nhân bùng phát chàm. Sự kết hợp giữa chàm da và hăm tã thật quá khủng khiếp với bé bởi khu vực da này của bé sẽ tiếp xúc với bỉm, quần áo và khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu. Mẹ luôn nhớ thay tã cho bé thường xuyên kể cả khi bé không xả thải. Còn nếu bé tiêu tiểu thì mẹ cần thay tã ngay lập tức, tránh để chất thải bám lại trên da bé trong thời gian dài.
Để đảm bảo da bé luôn sạch sẽ, vùng đóng tã không bị hăm, mẹ nhớ lau rửa cho bé bằng nước tắm thảo dược trẻ em. Việc sử dụng nước tắm thảo dược không chỉ giúp làm sạch mà còn ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm trong khu vực ẩm ướt này.
Xem thêm: Nước tắm thảo dược thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mùa xuân thật đẹp và mang theo sức sống cho muôn loài nhưng đây lại là thời điểm trẻ dễ bị bùng phát chàm cũng như các bệnh về dị ứng. Vì vậy mẹ cần lưu ý hơn khi đưa bé ra ngoài chơi cũng như tiếp xúc với các tác nhân kích thích.