Home Chăm sóc bé Sự thật mẹ cần biết tại sao bé sợ tắm?

Sự thật mẹ cần biết tại sao bé sợ tắm?

by Dược sỹ
74 views

Bé yêu của bạn từng rất thích tắm trong bồn, trong chậu và bé thường không vừa ý khi bị bế ra khỏi chậu nước tắm. Nhưng rồi một ngày, bỗng nhiên bé kháng cự mỗi khi đến giờ tắm và gào khóc thảm thiết khiến mẹ cảm thấy bối rối và lo lắng. Bạn hãy bình tĩnh, nếu biết “tại sao bé sợ tắm?” bạn sẽ có cách để giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi đó một cách dễ dàng.

Nguyên nhân bé sợ tắm

Chứng sợ tắm và nước là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ mới biết đi (chủ yếu từ 1-2 tuổi). Điều này là do trong những năm đầu đời này, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng và có quá nhiều thứ mới lạ mà bé nhận thức được từ môi trường xung quanh. Bộ não của bé đang “sáng lên” với một loạt thông tin mới theo đúng nghĩa đen. Chính vì thế mà những thứ như nước rửa nhà vệ sinh, sấm sét, đồ dùng của bác sĩ, tiếng xả nước có thể gây choáng ngợp cho bé.

Mẹo trị trẻ sợ tắm

Để điều trị chứng sợ tắm cho trẻ, bạn cần đồng cảm và quan tâm bé, mặc dù đây có thể là một việc không dễ dàng. Nỗi sợ hãi khi tắm có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, khiến nhiều bậc cha mẹ lo rằng “liệu suốt đời bé có sợ tắm hay không?”.

Bạn đừng quá lo lắng. Điều này sẽ trôi qua bởi nó là một phần trong sự phát triển bình thường của trẻ. Hãy cùng tham khảo một số biện pháp để bạn và bé có thời gian tắm vui vẻ bên nhau nhé:

1. Cố gắng khám phá lý do tại sao trẻ sợ tắm

Việc xác định rõ nguồn gốc của nỗi sợ hãi có thể giúp bạn tìm cách giải quyết vấn đề. Ví dụ, nếu bé yêu phản ứng khi bạn đang đổ nước vào bồn có thể do âm thanh nước chảy ào ào khiến bé sợ hãi. Lúc này bạn nên để bé trong cũi hoặc nơi an toàn khi đổ nước đầy bồn. Còn nếu bé sợ bị trôi theo nước xuống cống, bạn có thể thử để chút vịt cao su của bé tại nút cống để bé thấy chú vịt vẫn ở lại ngay cả khi nước biến mất.

2. Không ép bé tắm khi bé có biểu hiện sợ tắm

Có thể bạn không thể hiểu tại sao bé sợ tắm nhưng nỗi sợ đó là có thật, không phải bé muốn làm nũng mẹ. Chính vì thế đừng ép bé phải vào chậu tắm. Chắc chắn rồi nỗi sợ hãi này sẽ qua đi, nhưng bé và bạn đều cần thời gian.

Nếu không thể tắm cho bé, bạn có thể rửa khu vực đóng tã và lau mặt và cơ thể cho bé bằng khăn mềm với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi pha loãng.

3. Đừng lo lắng về việc bé không tắm hàng ngày

Có nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ sơ sinh phải tắm hàng ngày. Tuy nhiên, theo Học viện Nhi Hoa Kỳ, bé yêu của bạn nếu từ 6 -11 tháng tuổi chỉ cần tắm một hoặc hai lần một tuần trừ khi bé bị bẩn, đổ nhiều mồ hôi hoặc có vấn đề về da cần phải tắm nhiều hơn. Khi nào bé lớn hơn, bạn có thể tắm cho bé thường xuyên hơn. Với nước tắm Diệp An Nhi, bạn hoàn toàn có thể rửa ráy thay vì tắm hàng ngày cho bé.

4. Sử dụng giá đỡ trong chậu tắm của bé

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi sợ tắm, thay vì chỉ đỡ bé trên tay theo cách bạn vẫn làm, bạn có thể sử dụng giá đỡ vừa với chiếc chậu tắm của bé. Bé nằm trên giá đỡ sẽ không có cảm giác chông chênh và hoảng sợ. Không cần đỡ cơ thể bé, mẹ có thể sử dụng hai tay để tắm cho bé hoặc sử dụng một tay để cầm đồ chơi gây sự chú ý với bé. Lúc này bạn hãy trò chuyện và cười đùa với bé để bé quên đi những gì đang diễn ra.

5. Tắm cùng nếu trẻ sợ tắm

Nếu bạn tắm cho bé trong bồn tắm to, bạn hoàn toàn có thể tắm cùng bé để bé thấy thời gian tắm thú vị như thế nào. Hãy chơi đồ, thổi bong bóng và đập nước cùng bé. Nếu bé muốn chơi cùng bạn, hãy ôm bé vào lòng để bé cảm thấy an toàn hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo an toàn tuyệt đối mỗi khi vào và ra khỏi bồn tắm. Hãy đặt bé ở nơi an toàn và tuyệt đối không bế bé khi bước vào hoặc ra bồn tắm.

6. Thả đồ chơi vào chậu tắm của bé

Hãy để thời gian tắm của bé trở nên thú vị thay vì những thao tác tắm rửa thực sự. Bạn có thể thả những món đồ chơi chuyên dùng trong nhà tắm cho bé, thổi bong bóng cho bé và hát cho bé nghe. Mục đích của việc này là để bé nhận ra rằng không có gì phải sợ khi tắm, đây là một khoảng thời gian rất thú vị để bé khám phá thế giới xung quanh.

 

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Bình luận