Vẩy nến thể mủ là một bệnh ngoài da không phổ biến và nó xảy ra ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh mắc bệnh này. Trẻ sơ sinh mắc bệnh vẩy nến thể mủ sẽ xuất hiện các nốt mụn mủ trên da, chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những nốt mủ này khiến trẻ khó chịu nhưng đa phần không nghiêm trọng, vẩy nến thể mủ ở trẻ sơ sinh thường có xu hướng tự biến mất khi trẻ lên 3 và chúng không gây ra biến chứng nào trong tương lai.
Triệu chứng của bệnh vẩy nến thể mủ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc bệnh vẩy nến thể mủ sẽ xuất hiện các mụn mủ gây ngứa trên da. Ban đầu mụn mủ có màu đỏ, phẳng nhưng sau chúng chứa mủ và nổi dần lên và đổi thành màu trắng hoặc vàng.
Bệnh vảy nến thể mủ xuất hiện theo từng đám và theo đợt giống như bệnh chàm. Mỗi đợt bùng phát bệnh có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày trong vài năm đầu đời của trẻ sơ sinh. Bệnh thường tái phát sau mỗi 2 – 4 tuần.
Bệnh vẩy nến thể mủ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân và một số vị trí khác trên cơ thể như: mắt cá chân, mu bàn tay, chân, da đầu, cổ tay.
Trẻ sơ sinh bị vẩy nến thể mủ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và sẽ thường cáu gắt, quấy khóc. Chính vì thế, mẹ cần cố gắng làm dịu da và giúp giảm ngứa cho trẻ.
Tuổi phát bệnh vẩy nến thể mủ ở trẻ sơ sinh
Vẩy nến thể mủ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi trẻ từ 2 – 12 tháng và tình trạng ngày càng nhẹ đi theo thời gian và có xu hướng khỏi bệnh khi trẻ được 3 tuổi.
Nguyên nhân bệnh vẩy nến thể mủ ở trẻ sơ sinh
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nến thể mủ ở trẻ sơ sinh. Có một số trẻ mắc bệnh sau khi bị bệnh ghẻ nước, một bệnh gây ra doi ve ký sinh Sarcoptes scabiei chui vào da. Và bệnh vẩy nến xảy ra do phản ứng dị ứng của cơ thể với con ghẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị bệnh vẩy nến thể mủ khác không liên quan tới bệnh ghẻ. Bệnh vẩy nến thể mủ không lây lan như bệnh ghẻ.
Yếu tố nguy cơ của vẩy nến thể mủ chính là tuổi tác, đa phần bệnh xảy ra với trẻ dưới 3 tuổi. Ngoài ra một số yếu tố rủi ro khác là do bệnh ghẻ hoặc trẻ đã từng mắc vẩy nến thể mủ trước đó.
Chẩn đoán bệnh vẩy nến thể mủ
Để chẩn đoán bệnh vẩy nến thể mủ ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ quan sát vùng da bị tổn thương và tìm kiếm sự xuất hiện của con ghẻ. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh nhiễm trùng khác.
Phân biệt bệnh vẩy nến thể mủ với các bệnh khác
Một số bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh vẩy nến thể mủ như:
- Bệnh ghẻ: là bệnh nhiễm trùng da do con ghẻ gây ra và bệnh rất dễ lây truyền từ người này sang người khác.
- Bệnh chàm: đây là bệnh viêm da dị ứng và nó tạo ra các vùng da khô với các mụn nước nhỏ gây ngứa trên da trẻ.
- Bệnh tay chân miệng: là một bệnh nhiễm trùng do một loại virus dễ lây lan, nó tạo ra các vết loét trên tay, chân, miệng và mông của trẻ.
- Chốc lở: đây là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn và gây ra các vết loét đỏ trên mặt, tay, chân trẻ. Chốc lở ở trẻ em không lây lan từ trẻ này sang trẻ khác.
Chăm sóc trẻ bị vẩy nến thể mủ
Một số trường hợp trẻ bị vẩy nến thể mủ mới cần điều trị, còn đa phần các trường hợp sẽ tự khỏi khi trẻ 3 tuổi.
Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ, mẹ cần ngăn không cho trẻ gãi bằng cách đeo bao tay cho trẻ để tránh gây trầy xước da và để lại sẹo.
Để làm dịu làn da trẻ bị tổn thương đồng thời giúp sát khuẩn và phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, mẹ cần cân nhắc sử dụng nước tắm thảo dược dịu nhẹ với các thành phần thảo dược cho trẻ, đặc biệt là Nano Berberin. Dược tính của các loại cây thuốc từ thiên nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm lại không làm khô và và khiến trẻ bị xót khi tắm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước tắm thảo dược uy tín và có chất lượng đảm bảo như: Diệp An Nhi, Yaocare, Elemis, Dr Papie….Mẹ có thể lựa chọn nước tắm thảo dược cho trẻ bằng cách đọc kỹ nhãn vỏ hộp để xác định thành phần, công dụng và nhà sản xuất phù hợp với trẻ.
Bài viết có liên quan: 5 Nhãn hiệu nước tắm thảo dược tốt nhất hiện nay
Không phải tất cả các trường hợp acropustulosis ở trẻ sơ sinh đều cần điều trị. Tình trạng này thường tự khỏi khi trẻ được 3 tuổi.
Đối với những tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thuốc cho trẻ:
Thuốc bôi steroid có tác dụng tại chỗ: đây là loại thuốc chống viêm bôi trực tiếp lên da giúp làm dịu da trẻ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của steroid khá nhiều nên bạn chỉ thoa thuốc cho trẻ trong thời gian ngắn và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc kháng histamin đường uống: đây là thuốc chống dị ứng giúp giảm ngứa cho trẻ. Thuốc thường có tác dụng gây buồn ngủ nên bạn cần cho trẻ dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Dapsone: đây là một loại kháng sinh giúp điều trị những trường hợp mắc các bệnh về da nghiêm trọng. Thuốc kháng sinh tuyệt đối phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ bởi bạn tự ý dùng thuốc sẽ dẫn đến kháng thuốc. Hơn nữa thuốc còn có một số tác dụng phụ như:đau dạ dày, nhức đầu, thiếu máu, yếu cơ…
Nếu bệnh vẩy nến thể mủ xảy ra cùng với bệnh ghẻ thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc bôi để diệt con ghẻ. Bệnh ghẻ có thể hết nhưng bệnh vẩy nến thể mủ sẽ tái phát cho đến khi trẻ 3 tuổi.
Kết luận
Vẩy nến thể mủ là bệnh ngoài da xảy ra ở trẻ sơ sinh và cả người lớn. Bệnh gây ra các nốt sưng có mủ ở bàn tay, bàn chân và gây ngứa cho trẻ. Mặc dù bệnh không nghiêm trọng nhưng nếu mẹ không chăm sóc đúng cách sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng gây ra biến chứng khó lường. Bệnh sẽ biến mất dần theo thời gian đến khi trẻ 3 tuổi.