Home Chăm sóc bé Ghẻ phỏng ở trẻ em: phân biệt, nguyên nhân, nhận biết, điều trị

Ghẻ phỏng ở trẻ em: phân biệt, nguyên nhân, nhận biết, điều trị

by admin
11 views

Một trong những bệnh ngoài da ở trẻ em và khiến bé khó chịu, đau đớn – ghẻ phỏng. Ghẻ phỏng ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị ghẻ phỏng ở trẻ em như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây

1. Ghẻ phỏng ở trẻ em là bệnh gì?

Ghẻ phỏng là bệnh ngoài da gặp vào mùa hè nhất là khi thời tiết nóng ẩm. Ghẻ phỏng rất dễ lây nhiễm và nếu không được điều trị dứt điểm bệnh có thể trở thành dịch hoặc nặng hơn là có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp.

Ghẻ phỏng ở trẻ em có dấu hiệu gần giống với bệnh ghẻ ngứa

Ghẻ phỏng ở trẻ em có dấu hiệu gần giống với bệnh ghẻ ngứa

Ghẻ phỏng ở trẻ em có dấu hiệu gần giống với bệnh ghẻ ngứa nên khiến nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn từ đó mà điều trị không đúng bệnh khiến bệnh trở nên nặng hơn. Ghẻ phòng nhiễm trùng nhẹ trên bề mặt da. Bệnh có thể dễ dàng lây từ vùng da này đến vùng da khác trên cơ thể hoặc lây từ người bệnh sang cho người khoẻ mạnh.

2. Nguyên nhân bị ghẻ phỏng ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em là do sự xâm nhập của vi khuẩn hình cầu. Ghẻ phỏng ở trẻ em có thể bị mắc do nhiều yếu tố khác nhau:

  • Móng tay dài, dính đất là nơi cho vi khuẩn trú ngụ. Vi khuẩn sẽ theo các vết cào, vết xây xát ngoài da đi vào trong da và gây bệnh.
  • Chất nhầy từ mũi họng bị viêm chảy ra là ổ lây bệnh ghẻ phỏng ở quanh mũi và miệng của bé.
  • Các vật nuôi trong nhà như: chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm cho trẻ.
  • Nhà trẻ, trường học cũng là môi trường dễ lây từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

3. Nhận biết khi trẻ bị ghẻ phỏng

Một vài dấu hiệu giúp phụ huynh có thể nhận biết khi trẻ bị ghẻ phỏng:

  • Xuất hiện những vết đỏ trên da.
  • Mụn nước nổi lên từ những vết đỏ trên da này, Mụn nước có bóng nước, chứa dịch nhìn giống bị phỏng
  • Bóng nước vỡ ra và se lại thành mảng da có màu vàng
  • Ghẻ phỏng dễ bị bong tróc do gãi ngứa khi dùng tay cào gãi
  • Chất dịch có trong mụn nước sẽ lây lan sang những vùng da khác

Ghẻ phỏng có mụn nước nhưng không để lại sẹo. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời bé sẽ có nguy cơ biến chứng bệnh thành viêm cầu thận cấp.

Ghẻ phỏng có mụn nước nhưng không để lại sẹo

Ghẻ phỏng có mụn nước nhưng không để lại sẹo

4. Ghẻ phỏng và ghẻ ngứa rất khác nhau

Nhiều người thường hay nhầm lẫn ghẻ phỏng và ghẻ ngứa. Cùng phân biệt 2 bệnh này trong bảng dưới đây:

Ghẻ phỏng Ghẻ ngứa
Nguồn lây nhiễm Nhiễm trùng do vi khuẩn hình cầu. Do ghẻ – ký sinh trùng: Sarcoptes scabiei. Mắt thường có thể trông thấy như chấm trắng đục di chuyển về ban đêm.
Tổn thương cơ bản Vết đỏ trên da, nổi mụn nước, bóng nước như bị bỏng.

Bóng nước bị vỡ và khô lại thành mày dày có màu vàng.

Chất dịch bóng nước có chứa nhiều vi khuẩn cho nên chất dịch này lây lan thành các nốt ghẻ mới.

Là những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm, không liên quan đến lớp biểu bì. Đầu đường hang là mụn nước 1 – 2mm, ký sinh trùng ghẻ thường cư trú ở đây.

5. Cách trị ghẻ phỏng ở trẻ em

5.1. Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc điều trị ghẻ phỏng tại nhà thường được sản xuất dưới dạng kem hoặc chất lỏng bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng điều trị ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài thuốc bôi da thì người bệnh cũng cần bổ sung thêm kháng sinh trong trường hợp ghẻ phỏng nặng gây nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc bôi ngoài da hay thuốc uống cho bé thì cần sự chỉ định của bác sĩ nhất là đối với trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

5.2. Điều trị bằng các bài thuốc lá dân gian

Trẻ bị ghẻ phỏng ở mức độ nhẹ, mới phát bệnh và triệu chứng không nghiêm trọng thì mẹ có thể điều trị ngay tại nhà cho bé bằng các liệu pháp tự nhiên có thể kiểm soát bệnh tại nhà như sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi, sử dụng tinh dầu, lá mơ, nghệ…Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên mẹ cần phải đặc biệt lưu ý vì đôi khi chữa không đúng sẽ khiến bệnh của bé trở nặng.

Dùng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để phòng ghẻ cho bé

Dùng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để phòng ghẻ cho bé

Ghẻ phỏng ở trẻ em khiến bé nổi mụn nước ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Không chỉ thế điều trị không đúng cách hoặc bệnh nhiễm trùng sẽ khiến cho bé có nguy cơ bị viêm cầu thận cấp. Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho các bậc phụ huynh thêm những kiến thức bổ ích để có thể chăm con khoẻ mạnh.

Rate this post

You may also like

Bình luận